QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN AGENT
XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TẠI ĐÂY:
Việc ứng dụng đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ giúp các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của mọi tổ chức, cá nhân, tạo điều kiện tối đa và mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng khi tham gia bảo hiểm.
Khoản tiền mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động có tính thuế?
[Infographic] Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong quý I/2021
Chỉ trong 3 tháng đầu năm, tổng tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm tăng thêm hơn 48.400 tỷ đồng
Ngày 13/4, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh tổ chức Hội thảo khoa học về Thị trường bảo hiểm Việt Nam, chủ đề “CVII 2021: Tác động của Covid-19, Insurtech, Thị trường và Chính sách”. Hội thảo có sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ Hiệp hội Bảo hiểm, đại diện các doanh nghiệp bảo hiểm…
Năm 2020, tác động của đại dịch Covid-19 gây nên nhiều khó khăn, thách thức, trong đó, các ngành ngân hàng, bảo hiểm, thị trường tài chính là những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và có tác động rất lớn đối với nền kinh tế.
Mặc dù vậy, dịch Covid-19 cũng đã tạo động lực thúc đẩy các ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bảo hiểm (Insurtech) phát triển mạnh mẽ, giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và thực hiện các đổi mới, chuyển đổi các kênh phân phối của thị trường. Thống kê cho thấy, hàng loạt công ty khởi nghiệp InsurTech ra đời có mục tiêu gắn liền với tất cả các khâu của chuỗi giá trị bảo hiểm từ tiếp thị, phân phối, định giá rủi ro, cấp đơn và cuối cùng là giải quyết khiếu nại…
Theo các chuyên gia bảo hiểm, việc ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ giúp các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm khác nhau của mọi tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại được áp dụng trong mọi hoạt động, lĩnh vực của hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng sẽ tạo điều kiện tối đa cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Theo TS. Đinh Thị Thu Hồng – Trưởng Khoa Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, đổi mới thông qua ứng dụng các công nghệ mới là động lực chính tạo nên sự thay đổi trong lĩnh vực tài chính trên toàn cầu, trong đó Việt Nam nổi lên khá rõ nét. Sự đa dạng của các công nghệ mới dẫn đến các mô hình kinh doanh sáng tạo, các ứng dụng, quy trình hoặc sản phẩm mới làm chuyển đổi mạnh mẽ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm hiện nay đặt ra là; tốc độ tăng trưởng bình quân về tổng tài sản, tổng số tiền đầu tư, tổng dự phòng nghiệp vụ, tổng nguồn vốn chủ sở hữu, tổng doanh thu tăng bình quân 15%/năm từ năm 2021 đến năm 2025.
Đến năm 2021, dự báo có 11% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ và năm 2025 là 15% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ. Doanh thu phí bảo hiểm bình quân GDP đến năm đến năm 2025 là 3,5%. Trong bối cảnh đó, chuyển sổ trong lĩnh vực bảo hiểm là yêu cầu tất yếu nhằm đáp ứng được sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam trong giai đoạn tới.
Năm 2020, tổng doanh thu phí bảo hiểm đạt 186.221 tỷ đồng (tăng 16,5%), trong đó, bảo hiểm Phi nhân thọ 55.664 tỷ đồng (tăng 5,3%), bảo hiểm Nhân thọ 130.557 tỷ đồng (tăng 22%). Tổng mức Chi trả quản lý bảo hiểm 47.039 tỷ đồng. Tổng tài sản 554.909 tỷ đồng (tăng 21,5%). Ngành bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế 434.379 tỷ đồng (tăng 21%). Tổng dự phòng nghiệp vụ 364.153 tỷ đồng (tăng 25%). Tổng vốn chủ sở hữu 112.689 tỷ đồng (tăng 27%).