HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ ĐIỂM GIAO HÀNG (POS)

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ ĐIỂM GIAO HÀNG (POS)

XEM HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TẠI ĐÂY:

Trong bối cảnh kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ, thương mại điện tử không chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, mà các kênh bán lẻ truyền thống (ngoại tuyến – offline) như siêu thị, shop thời trang, cửa hàng nhỏ lẻ… cũng đẩy mạnh kết nối với mô hình bán hàng trực tuyến (online) hiện đại nhằm mở rộng kinh doanh, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng…

Việt Nam nằm trong tốp các nước có tỷ lệ tăng trưởng thương mại điện tử cao nhất thế giới. Ảnh: Ngọc Thạch

Chị Trần Ngọc Lan – chủ một cửa hàng thời trang trẻ em (tại số 81/ngách 16 phố Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa) cho biết: “Ban đầu, tôi cũng chỉ kinh doanh thời trang trẻ em tại cửa hàng, nhưng thấy nhiều người kinh doanh qua các mạng xã hội rất hiệu quả, tôi cũng phải học cách bán hàng online. Hiện, doanh thu từ bán hàng online của cửa hàng đang tăng gấp đôi bán hàng trực tiếp, nên tôi muốn áp dụng nhiều kênh bán hàng để tận dụng những lợi thế khác nhau”.

Ghi nhận từ thực tế cho thấy, không chỉ cộng đồng doanh nghiệp đang đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thị trường xuất khẩu, hay các trung tâm thương mại kết hợp ứng dụng thương mại điện tử để tăng tính cạnh tranh, mà ngay cả các cửa hàng bán lẻ truyền thống, các tiểu thương kinh doanh nhỏ lẻ… cũng tận dụng kênh bán hàng trực tuyến để tăng khả năng cạnh tranh.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho rằng: “Đây là thời điểm tốt khi có nhiều nền tảng hỗ trợ để nâng cấp mô hình bán lẻ truyền thống. Nếu các cửa hàng không tham gia ứng dụng thương mại điện tử thì ít khách, khó tồn tại được. Với bán lẻ truyền thống, khi đã hệ thống hóa rồi sẽ giảm được nhiều chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, kinh doanh cũng nhờ thế sẽ tốt hơn”.

Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam phân tích: “Bán lẻ đa kênh là hình thức bán lẻ kiểu mới, kết hợp giữa bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ dữ liệu. Mô hình bán lẻ đa kênh, cho phép kết nối liền mạch việc trải nghiệm mua sắm ở cửa hàng truyền thống và kênh bán hàng trực tuyến. Chi phí thuê mặt bằng cao, sử dụng nhiều nhân công và không mạnh về công nghệ là những điểm yếu của ngành bán lẻ truyền thống. Ngược lại, đối với hình thức mua hàng trực tuyến, khách hàng chỉ được xem hình, video, hay xem các bình luận để thẩm định chất lượng hàng hóa. Với một số người thì dường như chưa đủ thỏa mãn. Do đó, bán lẻ đa kênh là hình thức giúp khắc phục những điểm yếu của bán lẻ truyền thống và bán hàng trực tuyến”.

Báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của Công ty TNHH Johns Lang LaSalle Việt Nam (chuyên về quản lý đầu tư và dịch vụ chuyên nghiệp) cũng cho thấy, thói quen mua sắm đặc trưng của người Việt là phải tận mắt thấy món đồ kể cả mua trực tuyến.

Nắm bắt thói quen này, Công ty TNHH Lazada Việt Nam đã ký kết hợp tác chiến lược với Auchan Retail Việt Nam – Công ty TNHH MTV Marc (chuyên về lĩnh vực bán lẻ và chuỗi siêu thị, thuộc Tập đoàn Auchan của Pháp) nhằm đưa đến người tiêu dùng mô hình mua sắm O2O (online to offline), để trải nghiệm sự kết hợp dịch vụ giữa mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến.

Khách hàng có thể mua hàng tại Auchan – Tập đoàn bán lẻ lớn tại Pháp ngay trên LazMall (là một kênh bán các sản phẩm có chọn lọc từ các thương hiệu hàng đầu của quốc tế và trong nước) với hơn 18.000 sản phẩm chất lượng, giá cạnh tranh. Chỉ cần vài cú click chuột đơn giản, Auchan – LazMall sẽ giao hàng từ những cửa hàng gần nhất của Auchan dựa trên địa chỉ của khách hàng. Để đa dạng sản phẩm, Lazada cũng hợp tác với Miniso (chuỗi cửa hàng chuyên về đồ dùng gia đình, phụ kiện cá nhân). Ngoài ra, đơn vị này còn đang xây dựng một siêu thị riêng cho các doanh nghiệp liên kết có hàng hóa được bán trên gian hàng Lazada Supermarket.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, doanh thu bán lẻ Việt Nam dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép lên đến 11,9% vào năm 2020. Điều đó cho thấy, không gian phát triển cho kênh bán lẻ hiện đại còn rất lớn khi đến nay tổng lượng hàng hóa được tiêu thụ trên hệ thống bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… chiếm chưa tới 30% tổng quy mô của toàn thị trường bán lẻ.

Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, tốc độ thay đổi nhanh của công nghệ, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải có chiến lược phát triển mới để có thể giành phần thắng trên thương trường.

=>>> ĐẾN SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ FELIX

Visits: 18

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *