Ngày 3 – phát triển thương mại điện tử tạo động lực để phát triển kinh tế số

Nhật ký Hành trình lan tỏa Chuyển đổi số & TMĐT – Ngày thứ 03 (31/03/2023)

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠO ĐỘNG LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ

Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Sự phát triển mạnh của thương mại điện tử đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển chung của Kinh tế số Việt Nam. Kinh tế Internet Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu khu vực đạt khoảng 31%/năm, quy mô ước đạt 49 tỷ USD vào năm 2025.
Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực mấu chốt của nền kinh tế số vì thế cũng được mở rộng. Các mô hình thương mại điện tử ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số. Hành vi mua hàng của khách hàng đã thay đổi khi mua sắm trực tuyến phát triển. Khi công nghệ tiếp tục nâng tầm và tác động tới nhu cầu của người tiêu dùng, các công ty thương mại điện tử sẽ cần phải thích nghi và đổi mới để luôn dẫn đầu. Bằng cách đi đầu trong những xu hướng này, họ có thể định vị mình để thành công trong thế giới thương mại điện tử đang thay đổi nhanh chóng.

■ Tăng hiệu quả của việc lọc dữ liệu khách hàng
■ Cá nhân hóa hướng phục vụ cũng như cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng
■ Sự trỗi dậy của thương mại mạng xã hội
■ Mở rộng mô hình đa kênh

NT 31/03/2023
CMC

Views: 104

Admin

https://www.facebook.com/conguyenvantoan/ www.linkedin.com/in/nguyenvantoanco

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *