Super App: Top 9 “Siêu ứng dụng” hàng đầu Châu Á
Trong những năm gần đây, siêu ứng dụng (super app) đã và đang bùng nổ và phát triển mạnh mẽ ở Châu Á. Những siêu ứng dụng thành công có thể kể đến như WeChat, AliPay, Grab, GoJek, MoMo, ZaloPay, Felix,…
Super app là ứng dụng tất cả trong một (all-in-one app). Một siêu ứng dụng là nền tảng tích hợp đa dịch vụ. Không chỉ cung cấp dịch vụ như gọi xe, đặt đồ ăn online, thanh toán trực tuyến, mô hình này đang trở thành một phần thiết yếu cuộc sống nơi người dùng có thể chuyển tiền, thanh toán trực tuyến, mua sắm, mua vé máy bay,… Nhờ đó, người dùng có cơ hội trải nghiệm và sử dụng nhiều tiện ích khác nhau trên cùng một ứng dụng, giúp tiết kiệm dung lượng điện thoại
Khái niệm siêu ứng dụng
Những “ông trùm” siêu ứng dụng hiện nay là WeChat từ Trung Quốc, Grab từ Malaysia, GoJek từ Indonesia, hay Paytm từ Ấn Độ, MoMo và ZaloPay từ Việt Nam.
Super app – Siêu ứng dụng tất cả trong một
Về cơ bản, siêu ứng dụng là một ứng dụng gồm nhiều ứng dụng con hoạt động trong đó. Nền tảng công nghệ này tích hợp các tính năng từ gọi xe, giao nhận hàng hóa, giao đồ ăn, đi chợ hộ đến các giải pháp thanh toán như ví điện tử, thanh toán tiền điện, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền,… Hệ sinh thái các ứng dụng này góp phần tiết kiệm dung lượng điện thoại cũng như tiết kiệm thời gian khi không phải mở nhiều ứng dụng.
Bùng nổ xu hướng siêu ứng dụng
Trong nhiều năm trở lại đây, cuộc đua “super app” phát triển không ngừng ở Việt Nam, Đông Nam Á và cả châu Á. Những ứng dụng như WeChat, AliPay, GoJek, Grab, Paytm, Kakao, Line,… đều bắt đầu từ các tính năng cơ bản như nhắn tin, đặt xe hay thanh toán. Sau đó, phát triển theo hướng đa tính năng.
Việc phát triển super app giúp các nhà vận hành có thể phân tích, dự đoán thói quen và hành vi của người dùng chính xác nhờ lượng dữ liệu lớn nhận về. Từ đó, với dữ liệu đầy đủ và toàn diện hơn, những giải pháp tiếp thị, tư vấn, ưu đãi ngày càng hiệu quả hơn.
Với khả năng đáp ứng nhiều nhu cầu và phương thức thanh toán đơn giản, super apps đang ngày càng tác động mạnh mẽ đến kinh tế và thói quen của người cùng châu Á.
Lợi ích của siêu ứng dụng:
- Một nền tảng đa dạng nguồn thu giúp tối ưu giá trị thu được từ người dùng.
- Xây dựng dữ liệu lớn về người dùng, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn.
- Về phía người dùng, lợi ích là tiết kiệm được nhiều thời gian, chỉ cần vào một ứng dụng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ thiết yếu hàng ngày.
Top 9 “Siêu Ứng Dụng” hàng đầu châu Á
1. WeChat
WeChat là một ví dụ điển hình cho siêu ứng dụng trên thế giới. Ban đầu, WeChat là ứng dụng nhắn tin điển hình. Sau đó, ứng dụng đã trở thành ứng dụng đa chức năng đáp ứng mọi nhu cầu như di chuyển, mua sắm, thanh toán, giao đồ ăn,… Với người dùng Trung Quốc, WeChat không chỉ là ứng dụng, nó là một phần thiết yếu của cuộc sống.
Chỉ sau một năm ra mắt, WeChat đã tăng trưởng vượt bậc với 100 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Sau 4 năm số lượng tăng lên 500 triệu và sau 6 năm là 900 triệu. Theo số liệu từ Statista, tính đến quý 2 năm 2020, WeChat đã vượt mức 1 tỷ người dùng.
Theo Forbes, người dùng có thể mua sắm, gọi xe, đặt một khách sạn ngay tại đó, trong lúc trò chuyện với bạn bè trên Wechat. Trong khi đó, tờ The Economist xem WeChat là “một ứng dụng thống trị tất cả” và là ngôi nhà người Trung Quốc trên smartphone.
Cụ thể hơn, nhân viên văn phòng sử dụng WeChat để giao tiếp cho công việc. Cha mẹ dùng để nói chuyện với con cái, chuyển tiền học, thanh toán hoá đơn điện nước và mua sắm đồ dùng thiết yếu. Giới trẻ dùng để chơi game, mua sắm trực tuyến hay trò chuyện với bạn bè.
Đặc biệt, việc thanh toán bằng QR code thông qua WeChatPay đã thay đổi thói quen người tiêu dùng Trung Quốc vô cùng lớn. Cụ thể, gần như mọi thứ ở đây, từ gọi taxi, giao đồ ăn, đi chợ, tìm kiếm việc làm, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm,… đều sử dụng QR code.
2. AliPay
Alipay là ví điện tử do Ant Financial phát triển, một siêu ứng dụng tích hợp giữa mạng xã hội, thương mại và ngân hàng. Với mục đích cung cấp công cụ thanh toán an toàn và tiện lợi cho người tiêu dùng, AliPay đã trở thành “ông lớn” thống trị với 55,4% thị trường thanh toán tính đến quý 1 năm 2020.
Theo ước tính, mỗi ngày có hàng triệu người sử dụng AliPay để thanh toán cho bất cứ thứ gì họ mua như bát mỳ vỉa hè, đồ ăn, vé xe bus hay tiền phạt vi phạm giao thông. Thậm chí, người ăn xin ở Bắc Kinh chấp nhận thanh toán qua Alipay.
3. Meituan
Trong khi WeChat và AliPay được coi là “ông trùm” siêu ứng dụng, thành công của Meituan cũng đã và đang thay đổi thói quen người tiêu dùng Trung Quốc. Meituan Dianping đã tạo ra một hệ sinh thái đa dịch vụ bao gồm:
- Vận chuyển hàng hoá
- Đặt phòng khách sạn, mua vé tàu xe
- Mua sắm online
- Mua vé xim phim
- Gọi xe
- Đặt đồ ăn
- Giải trí
Không chỉ vậy, nhờ cơ sở dữ liệu khổng lồ, Meituan cung cấp nền tảng tiếp thị quảng cáo tới 260 triệu người người dùng ứng dụng. Các chiến dịch quảng cáo được thực hiện hiệu quả hơn nhờ dữ liệu nhân khẩu học, vị trí, thói quen tiêu dùng và sở thích của khách hàng mục tiêu.
4. Grab
Tại Đông Nam Á, tháng 7/2018, Anthony Tan, đồng sáng lập CEO Grab đã công bố chiến lược trở thành “siêu ứng dụng”. Người dùng không chỉ đặt xe ôtô, xe máy, mà còn được sử dụng hàng loạt tiện ích như đặt đồ ăn, thanh toán, giao hàng và dịch vụ tài chính.
“Mục tiêu của chúng tôi là trở thành một ứng dụng Đông Nam Á đáp ứng tất cả nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày ở mọi lúc, thậm chí có thể phục vụ nhu cầu của bạn cả trước khi bạn biết rằng bạn cần đến chúng”
Ông Jerald Singh – Giám đốc phụ trách sản phẩm của Grab cho biết.
Hệ sinh thái “siêu ứng dụng” của Grab
Riêng tại thị trường Việt Nam, tận dụng lượng tài xế đông đảo, Grab phát triển dịch vụ giao hàng GrabExpress. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng thêm nhu cầu người dùng, Grab lấn sân sang thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến với GrabFood.
Để thực hiện đa dạng hoá dịch vụ trên thị trường nội địa, Grab còn hợp tác với ví điện tử Moca, cho phép người dùng thanh toán trực tiếp trên ứng dụng. Có thể nói, hệ sinh thái Grab đã và đang chứng tỏ được khả năng tự phát triển, đồng thời hỗ trợ nhau cùng lớn mạnh.
Ví dụ, một nhân viên văn phòng có thể nạp tiền vào ví Moca trên Grab. Sau đó đặt GrabBike để đi làm vào buổi sáng. Trong lúc đó có thể dùng GrabFood để đặt đồ ăn sáng, lúc đến văn phòng cũng là lúc có thể nhận được đồ ăn sáng. Khi tan làm có thể đặt GrabCar về nhà. Trong thời gian di chuyển đặt thực phẩm trên GrabMart để chuẩn bị bữa tối bên gia đình.
5. GoJek
Grab không phải là chiến binh duy nhất trong cuộc chạy đua siêu ứng dụng ở Đông Nam Á. Gojek cũng bắt đầu là ứng dụng cung cấp dịch vụ gọi xe trực tuyến trên thiết bị di động. Để trở thành siêu ứng dụng, startup đến từ Indonesia này đã mở rộng các dịch vụ từ giao đồ ăn, vận chuyển hàng hoá đến dịch vụ mát xa, làm đẹp, mua vé xe và thanh toán trực tuyến.
Đối với thị trường Việt Nam, đội ngũ phát triển tiếp tục phát huy sứ mệnh của Gojek là “gỡ bỏ những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày” thông qua kết nối khách hàng với những nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Chỉ sau hai năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi đã đạt tăng trưởng cấp số nhân, tạo hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ, kết nối hàng triệu người dùng và các đối tác, mang đến những tác động xã hội tích cực.
Ông Phùng Tuấn Đức – CEO Gojek Việt Nam chia sẻ.
Gần đây, GoViet đổi tên thành Gojek Việt Nam. Sự thay đổi nhận diện thương hiệu này đã thể hiện rõ hơn tham vọng xây dựng thương hiệu “siêu ứng dụng” tương tự như Tập đoàn Gojek đã thực hiện tại Đông Nam Á. Ứng dụng Gojek mang đến những trải nghiệm cải tiến, với giao diện đơn giản và nhiều tính năng nâng cấp dựa trên 3 nền tảng chính là GoFood, GoRide và GoMassage. Trong đó, dịch vụ thanh toán điện tử là một phần quan trọng trong kế hoạch mở rộng vào những thời điểm thích hợp.
6. MoMo
Tháng 9/2020, trong buổi lễ chia sẻ thành tựu đạt được cột mốc 20 triệu người dùng, đại diện MoMo nói công ty đang được người dùng ưa chuộng sử dụng, dù khởi đầu là một startup với sản phẩm là ứng dụng trên SIM cung cấp dịch vụ nạp tiền điện thoại.
Quý IV/2020, người dùng Việt Nam sẽ thật sự được trải nghiệm Siêu ứng dụng trên nền tảng ví điện tử. Đặc biệt, với siêu ứng dụng, các đối tác có thể có thêm hàng triệu khách hàng mới, cũng như chăm sóc khách hàng một cách hiệu quả với chi phí thấp. Cụ thể, MoMo sẽ tạo điều kiện cho các đối tác nhỏ bé, đơn lẻ có thể tương tác trên nền tảng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Không chỉ cung cấp dịch vụ chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại, thanh toán hoá đơn, 2 năm gần đầy MoMo còn phát triển tính năng sâu hơn, như mua vé xem phim, mua vé máy bay, donation trực tiếp trên app.
Quan trọng nhất của super app phải phục vụ khách hàng và doanh nghiệp đủ lượng và chất, số lượng dịch vụ phải nhiều, số lượng khách hàng và doanh nghiệp phải đủ lớn, lên đến hàng triệu doanh nghiệp.
Ông Vũ Thành Công, Phó Tổng Giám Đốc, phụ trách Sản Phẩm MoMo cho biết.
7. Paytm
Paytm là ứng dụng thanh toán phổ biến tại Ấn Độ. Năm 2016, ứng dụng này có 1 tỷ lượt giao dịch, tổng giá trị hơn 5 tỷ USD. Tính đến quý I/2017, ứng dụng này có hơn 180 triệu tài khoản hoạt động thường xuyên. Ở Ấn Độ, Paytm có mặt khắp các cửa hàng tạp hóa, trạm thu phí và thậm chí là những sạp bán rau vỉa hè. Nơi nào có treo mã QR của Paytm là người dùng có thể quét để trả tiền bằng điện thoại.
Ví điện tử Paytm giúp bạn thực hiện thanh toán và chuyển tiền qua bất kỳ tài khoản ngân hàng nào an toàn và nhanh chóng. Ngoài ra Paytm còn hỗ trợ nạp tiền điện thoại di động, trả hóa đơn, mua vé tàu, vé xem phim online, thanh toán phí bảo hiểm, tận hưởng các dịch vụ mua sắm trực tuyến.
8. Careem
Careem là một trong những startup công nghệ về gọi xe ở Trung Đông. Bên cạnh dịch vụ gọi xe và thanh toán trực tuyến, đang giúp khách hàng gia tăng trải nghiệm, ngày càng tối đa hóa lợi ích. Không chỉ đặt xe, người dùng còn có cơ hội trải nghiệm dịch vụ thuê xe đạp, đặt đồ ăn, giao đồ và đặt hàng online. Hơn nữa, với Careem Pay, tất cả các dịch vụ được tích hợp thanh toán trong ứng dụng. Người dùng cũng có thể gửi tiền, chuyển khoản cho bạn bè và người thân thông qua Careem Pay.
Gần đây nhất, Mudassir Sheikha nhà đồng sáng lập và CEO của Careem trả lời phỏng vấn với CNBC: “Trong thời điểm dịch COVID-19 hiện nay, Careem đã có sự chuyển biến nhanh chóng từ online sang offline. Chúng tôi tin rằng đây là thời điểm thích hợp để chuyển đổi số, đa dạng hoá từ thanh toán đến các dịch vụ cho người dùng.”
9. Felix
– Felix là nền tảng thương mại điện tử bao gồm sàn thương mại điện tử trực tuyến (https://felix.store) và chuỗi cửa hàng bách hoá thông minh (Smart store: tạp hoá 3 trong 1) của các kỹ sư Việt Nam giúp kết nối người mua và người bán, hình thành cộng đồng mua bán các loại hàng hóa, dịch vụ với số lượng danh mục đa dạng: từ nông sản địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, hàng tiêu dùng đến bất động sản, ôtô, xe máy, đồ điện tử, thời trang, làm đẹp, nội thất, bảo hiểm, thu hộ, thanh toán, giao nhận..… trực tuyến lớn mạnh, hiệu quả và uy tín.
– Đối với người mua, ưu thế của Felix.store đến từ số lượng danh mục đa dạng, từ nông sản địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, hàng tiêu dùng đến bất động sản, ôtô, xe máy, đồ điện tử, thời trang, làm đẹp, nội thất, bảo hiểm, thu hộ, thanh toán, giao nhận … Kết hợp giữa tiến bộ về công nghệ và sự thấu hiểu người dùng của các kỹ sư Việt, mọi nhu cầu mua sắm được đáp ứng chỉ trong vài thao tác trên một môi trường an toàn, minh bạch và dễ sử dụng của Việt Nam.
– Đối với người bán, Felix.store tạo cơ hội tiếp cận đến với khách hàng nhanh nhất, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người Việt nhất. Tối ưu hàng loạt Bộ Gian Hàng thương mại điện tử và đề xuất lên ý tưởng gian hàng cho shop, gợi ý chi tiết về bố cục shop gian hàng. Ngoài ra hệ thống cửa hàng bách hoá (Smart store: tập hoá 3 trong 1) còn giúp cho người bán tạo dựng thương hiệu và xây dựng hệ thống phân phối phủ kín cả nước, đáp ứng nhu cầu cho gần 100 triệu người tiêu dùng tại Việt Nam
Gần đây nhất, Ông Nguyễn Văn Toàn Cơ nhà đồng sáng lập và CEO của Felix trả lời phỏng vấn với HTV: “Felix là Siêu ứng dụng thuần Việt với nền tảng là Hệ sinh thái phân phối online to offline và offline to online khép kín nhằm tối ưu hoá tiện ích cao nhất cho người dùng.”
ĐẾN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ FELIX TẠI ĐÂY
TẢI APP DÀNH CHO ĐIỆN THOẠI/MÁY TÍNH BẢNG ANDROID TẠI ĐÂY
TẢI APP DÀNH CHO ĐIỆN THOẠI/MÁY TÍNH BẢNG IOS TẠI ĐÂY
Views: 387